Bao bì tự hủy có thật sự tốt

Tìm hiểu về bao bì tự hủy

Xét về mặt công nghệ, thì quy trình sản xuất loại bao bì này không có gì khác biệt so với những loại túi, bao bì thông thường mà nhiều công ty sản xuất bao bì thường làm.

Nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa) có pha thêm một chất phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W. “Tùy theo nồng độ tính chất nhà sản xuất pha thêm chất D2W theo tỷ lệ nhất định để các túi, bao bì này sẽ phân hủy nhanh hay chậm, thường là từ 3 – 6 tháng”.

Vì là loại bao bì tự hủy nên giá sẽ có phần cao hơn bao túi nylon thông thường từ 10-20 %.
Ngoài ra còn có loại bao bì “tự hủy cơ học” này khác xa khi so với loại túi xốp “tự hủy sinh học” được sản xuất bởi các tập đoàn hàng đầu ở châu Âu như BASF, Biotec , Bruckner(Đức) hay Novamout (Ý).

Thành phần tự hủy sinh học được làm từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ như bột bắp, và trong môi trường dưới tác động của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, bao bì “tự hủy sinh học” sẽ được chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan và vô hại, thậm chí có thể phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước.

Tuy nhiên bao bì tự hủy còn nhiều mặt hạn chế: Trong khi đó, các bao bì hay túi xốp làm từ hạt nhựa (HDPE, LDPE hay LLDPE) dưới tác dụng của các chất phụ gia như D2W hay Alta Degradable… sẽ chỉ vỡ vụn thành những mảnh nhỏ li ti kích thước rất bé. Thực chất thì tất cả các mảnh vỡ li ti này vẫn tồn tại trong tự nhiên kéo dài từ 50- 80 năm, không loại trừ khả năng sẽ nhiễm vào nguồn nước gây ô nhiễm.

Đó là về mặt ô nhiễm môi trường, xét gần hơn là tác hại của những hóa chất đi kèm trên bao bì như mực in hay phẩm màu dùng để in họa tiết hay thông trên bao bì.

Ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, các nhà phân phối hàng tiêu dùng như hệ thống siêu thị Metro, Coopmart hay Big C… đã bắt đầu hạn chế sử dụng bao túi nylon, đang thay dần bằng cá túi, bao bì thân thiện với môi trường có tính năng tự hủy.

Bao bì tự hủy sự thật như thế nào

Túi ni-lông chủ yếu được sản xuất từ nhựa polyethylene nguồn gốc từ dầu mỏ nên quá trình tự phân hủy diễn ra tương đối chậm. Trên thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi xốp vỡ ra thành nhiều phân tử nhỏ kích thước khoảng từ 2-5mm, phần trăm gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước rất cao.

Chưa kể đến chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Khi không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa ra biển thông qua đường cống thải, sông rạch. Theo Cơ quan Khảo sát Nam cực Anh Quốc, túi nhựa được thấy trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Bắc cực trong khi Trung tâm bảo tồn môi trường biển của Mỹ gần đây cho biết túi nhựa chiếm hơn 10% số rác tấp vào đường bờ biển nước này.

Túi ni-lông có thể là thảm họa kết liễu đời sống của nhiều sinh vật. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa…) đã chết sau khi nuốt phải túi ni-lông do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi ni-lông.

Điều quan trọng hơn hết hiện này là phải hạn chế dùng túi ni-lông đồng thời khuyến khích việc sử dụng túi xách bằng vải, hoặc giỏ đan bằng mâ tre có thể tái sử dụng nhiều lần.